Bệnh Whitmore: Nhiều trường hợp tử vong. Phòng bệnh ra sao?

ẢNH: VOV

Thời gian gần đây xuất hiện một loại vi khuẩn gây bệnh Whitmore nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em, trong đó có 3 bé (lần lượt 7 tuổi, 5 tuổi, 1 tuổi) trong cùng một gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) tử vong chỉ trong vòng 8 tháng.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với Trạm Y tế xã Bắc Sơn đang tiến hành điều tra dịch tễ tại gia đình bệnh nhân và các hộ xung quanh.

Advertisements

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh Whitmore do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người và động vật có thể mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với về mặt, hít phải hạt nước hoặc bụi, bùn đất hoặc uống nguồn nước có nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei, đặc biệt khi vi khuẩn tiếp xúc với xây xước ngoài da.

Vi khuẩn B. pseudomallei khi vào cơ thể có sẽ thâm nhập vào các cơ quan nội tạng, như: phổi, gan, thận, tim, cơ, da,…

Bệnh Whitmore có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt những người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước sẽ dễ mắc phải hơn cả.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bao gồm những triệu chứng như sốt (sốt cơn, sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài,…), suy hô hấp, loét da, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.

Đây là bệnh hiếm gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính. Bệnh khó lây truyền từ người sang người.

Advertisements

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore.

Để phòng tránh bệnh Whitmore, người dân cần:

  • Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng;
  • Sử dụng giày, dép và găng tay khi làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn;
  • Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm; nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh;
  • Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch, cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn;
  • Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.

Nguồn: Hà Nội mới

Việt Nam
Click to comment

Leave a Reply

Thaiger Việt Nam

Cổng thông tin phát triển nhanh nhất của Việt Nam với những tin tức nóng hổi hàng ngày trên toàn quốc.

Related Articles

Leave a Reply