Siêu trăng: 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn không biết

Siêu trăng ngày 8/4/2020 trên bầu trời Scotland, Vương Quốc Anh. Ảnh: AFP

Nhân dịp sự kiên siêu trăng xuất hiện ngày 7/5, trang Space.com “bật mí” 7 sự thật kỳ lạ về siêu trăng mà có thể bạn chưa biết.

Khi mặt trăng tròn nhất và gần nhất so với trái đất, nó trở thành siêu trăng. Năm 1979, khái niệm siêu trăng được nhà chiêm tinh Richard Nolle định nghĩa là một mặt trăng non hoặc trăng tròn xuất hiện khi mặt trăng ở tại hoặc gần (trong vòng 90%) vị trí gần nhất so với trái đất trong một quỹ đạo nhất định (cận điểm). Trong ngắn hạn, trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng, với mặt trăng ở vị trí gần trái đất nhất.

Dưới đây là 7 sự thật thú vị mà bạn có thể chưa biết về siêu trăng:

Advertisements

Siêu trăng không hủy diệt trái đất

Thông tin siêu trăng hủy diệt trái đất chỉ là những lời vô căn cứ mà thôi. Theo khẳng định của NASA, siêu trăng là hiện tượng bình thường và sẽ không làm cho quỹ đạo trái đất bị phá hủy.

Siêu trăng không làm con người phát điên hay mất trí

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trăng tròn dưới bất kỳ hình thức nào đều không ảnh hưởng đến hành vi của con người. Thông tin trăng tròn và siêu trăng khiến nhiều người phải nhập viện tâm thần, rối loạn tâm thần, giết người hoặc tội phạm khác hoàn toàn chỉ là bịa đặt.

Không phải tất cả siêu trăng đều giống nhau

Cận điểm giữa trái đất và mặt trăng có thể khác nhau trong bất kỳ tháng nào, mặc dù có vẻ như là mặt trăng cách xa hành tinh trung bình khoảng 30 đường kính trái đất.

Lực hấp dẫn của mặt trời quyết định việc kéo trái đất và mặt trăng vào gần nhau hơn, gây ra sự biến đổi quỹ đạo.

Siêu trăng thay đổi thủy triều nhưng không nhiều

Siêu trăng có thể thay đổi thủy triều, nhưng chắc chắn nó sẽ không gây ra thảm họa tự nhiên, các chuyên gia khẳng định.

Advertisements

Ngày trăng tròn gây ra thủy triều cao hơn, nhưng nếu là siêu trăng thì cũng không tạo ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào.

Siêu trăng siêu lớn vào mùa đông

Thông tin này hoàn toàn chính xác!

Trái đất gần mặt trời nhất vào tháng 12 hàng năm, nghĩa là lực hấp dẫn của mặt trời kéo mặt trăng lại gần hành tinh hơn. Vì hiệu ứng này, các siêu trăng lớn nhất xảy ra vào mùa đông.

Siêu trăng sẽ ngày một nhỏ hơn theo năm tháng

Mặt trăng đang dần tự đẩy ra khỏi quỹ đạo trái đất, di chuyển xa hơn 3,8 cm so với trái đất mỗi năm, nên siêu trăng có xu hướng sẽ trở nên nhỏ hơn trong tương lai xa.

Các nhà khoa học đặt nghi vấn rằng khi mới hình thành, mặt trăng cách trái đất khoảng 22.530 km, nhưng bây giờ đã lên tới 384.402 km.

Siêu trăng xảy ra mỗi năm

Trong 1 năm, siêu trăng có thể xuất hiện vài lần và có thể nhìn thấy từ cả hai bán cầu Bắc và Nam. Trong năm 2020, siêu trăng xuất hiện tới 4 lần, lần lượt vào các ngày: 9/2, 9-10/3, 8/4 và “trăng hoa” – siêu trăng cuối cùng trong năm xuất hiện vào hôm nay 7/5.

Nguồn: Lao động

Việt Nam
Click to comment

Leave a Reply

Nguyễn Lê Việt Anh

Nguyễn Lê Việt Anh, là một người năng động và nhiệt huyết, luôn muốn tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Related Articles

Leave a Reply