Năm nhuận là gì và cách tính năm nhuận
Năm nhuận hay năm nhuần là gì và tại sao lại có năm nhuận hay năm bao nhiêu thì đến năm nhuận là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm.
Ngày nhuận là gì?
Ngày nhuận hay còn gọi là ngày nhuần theo dương lịch rơi vào ngày 29-2.
Vậy tại sao có ngày nhuần?
Trái đất một năm quay quanh mặt trời 365 ngày và 6 giờ tương đương với 1/4 ngày. Quy ước chuẩn quốc tế một năm có 365 ngày vì vậy theo chênh lệch với thời gian thực là 1/4 ngày.
Và sau bốn năm thì dương lịch sẽ có 1 ngày dư ra, ngày đó được xếp là ngày nhuận.
Còn theo âm lịch (tính thời gian theo mặt trăng) nên một tháng trung bình có 29,5 ngày và một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày vì vậy cứ 3 năm lại thêm một năm nhuận, năm năm thì có hai năm nhuận, 19 năm 7 năm nhuận và tháng được thêm vào ở năm nhuận là tháng nhuận.
Cách tính ngày nhuận
Để biết ngày nhuận bạn chỉ cần xem dương lịch tháng 2 có 29 ngày hay không. Nếu có thì chắc chắn là năm nhuận và theo quy luật cách bốn năm sẽ sinh ra một năm nhuận.
Năm nhuận là gì?
Năm nhuận là năm có 366 ngày theo dương lịch và có 13 tháng theo âm lịch.
Cách tính năm nhuận
Có cách tính năm nhuận là chia hết cho 4 không dư nhưng đó chỉ là một cách tính và không áp dụng được hết cho các năm nhuận.
Cách 1: Lấy năm đó chia cho 4 nếu không dư là năm nhuận. Ví dụ như 2016/4 = 504 là một số nguyên không dư, suy ra năm 2016 chính làm năm nhuận.
Cách 2: Còn những số có tận cùng là 2 số 0 như những năm 2000, thì phải chia cho 400 thay vì chia 4 là kết quả là một số nguyên dương. Và năm này cũng làm năm nhuận.
Để kiểm tra năm nhuận thứ nhất lấy năm đó chia cho 4 không dư thì đó là năm nhuận. Hoặc những năm có hai số 0 sau cùng thì chia cho 400 nếu không dư thì là năm nhuận.
Nguồn: plo
Việt NamLeave a Reply
You must be logged in to post a comment.