Sự khác biệt trong cách cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc-Trung-Nam

Ảnh: TTXVN

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình báo cáo việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo có sự khác biệt nhất định.

Tại miền Bắc

Người miền Bắc cúng ông Công ông Táo thường chuẩn bị mâm cỗ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa ngày 23.

Sự khác biệt trong cách cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc-Trung-Nam | News by Thaiger

Người dân làng Thuỷ Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ thu hoạch cá chép đỏ để bán vào dịp 23 tháng Chạp. Ảnh: TTXVN

Tuỳ theo từng địa phương và gia đình mà cá chép làm đồ cúng lễ có thể là cá sống, hoặc cá giấy với số lượng khác nhau. Cá chép còn sống được đặt cạnh mâm lễ vật, sau khi xong lễ thì được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hoá rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình. Ngoà ra còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ.

Trong mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc còn có bộ áo mũ các Táo. Và mâm cỗ cúng thường là những món truyền thống như xôi, gà, giò, nem, canh măng…; cũng có thể là mâm cỗ chay với các món xôi, chè…

Tại miền Trung

Tục cúng ông Công ông Táo của người miền Trung thường được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Họ thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật.

Đầu tiên, người miền Trung sẽ thay mới bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất cho lễ cúng diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ tiến hành tiễn tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ và đưa tới các am miếu ở đầu xóm hoặc ở dưới các gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đến là rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu năm mới.

Sự khác biệt trong cách cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc-Trung-Nam | News by Thaiger

Người dân mua những vật phẩm truyền thống đồ cúng để cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Ảnh: TTXVN

Tại miền Nam

Các gia đình thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bởi lúc này, gia đình không phải dùng đến bếp núc nhằm tránh làm phiền đến các Táo.

Tuy nhiên, do có sự giao thoa văn hoá nên thời gian cúng và mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam ít nhiều có sự thay đổi. Mọi nhà làm lễ tiễn ông Táo từ sáng sớm tại khu vực đặt bếp nấu, với mâm lễ tuỳ điều kiện nhưng không thể thiếu những chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ và đặc biệt là bộ “cò bay, ngựa chạy” dùng để hoá thật sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn. Bên cạnh đó, gia chủ còn sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo.

Nguồn: thethaovanhoa.vn

Việt Nam
Click to comment

Leave a Reply

Related Articles

Leave a Reply