Cúng Rằm tháng Giêng năm 2020 như thế nào mới đúng?

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng. Ảnh: thoidai

Cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 8/2/2020 (tức ngày 15/1 âm lịch) và thường được tiến hành vào giờ Ngọ.

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào?

Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm, và trong năm nay thì rơi vào ngày 8/2 dương lịch. Đây cũng là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Người xưa có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” để chỉ sự quan trọng của ngày này.

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng?

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, bắt đầu từ giữa đêm 14 cho đến nửa đêm 15 của tháng giêng Âm lịch với ý nghĩa về sự đoàn tụ, đoàn viên gia đình.

Vào ngày này, người dân thường lên chùa cúng cầu bình an và ước nguyện điều lành. Theo quan niệm của người Việt xưa, “đầu xuôi đuôi lọt” nên ngày mùng 1 và 15 tháng Giêng đều mang hy vọng khởi đầu một năm mới hanh thông, an khang thịnh vượng.

Cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào?

Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là sáng 8/2/2020 (tức 15/1 âm lịch) hoặc có thể cúng vào ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 7/2/2020) và thường được tiến hành vào giờ Ngọ.

Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?

Thường mâm cúng Rằm tháng Giêng sẽ có hai loại: mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn, tùy từng gia đình mà bạn có thể sửa lễ cho phù hợp.

Cúng Rằm tháng Giêng năm 2020 như thế nào mới đúng? | News by Thaiger

Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng.

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

– Hoa quả

– Chè xôi

– Các món đậu

– Canh xào không thêm nhiều hương liệu

– Bánh trôi nước

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên:

Ngoài các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.

Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, gồm có:

– Bát canh măng

– Bát bóng bì

– Bát canh miến

– Bát canh mọc

– Đĩa thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn)

– Đĩa giò (hoặc chả)

– Đĩa nem

– Đĩa xào

– Đĩa dưa muối

– Đĩa xôi (hoặc bánh chưng)

Nguồn: thoidai

Việt Nam
Click to comment

Leave a Reply

Related Articles

Leave a Reply