Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt nhằm “phá bỏ” rào cản hành chính

Việc phá rào cản hành chính được ưu tiên hàng đầu. (Ảnh: Dân trí)

Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, nhưng các quốc gia khác cũng cho thấy những tiến bộ vượt bậc nhằm thu hút các công ty nước ngoài. Bằng chứng cho thấy tuy năng lực cạnh tranh của Việt nam tăng thêm 10 bậc nhưng môi trường kinh doanh lại giảm 1 bậc so với năm ngoái.

Advertisements

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng nêu nhiều giải pháp về cải cách, trong đó quyết liệt cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên như Chủ tịch VCCI nói có 25 điểm chồng chéo, rồi ban hành văn bản mới phải huỷ văn bản cũ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật nhiều giải pháp cải cách, đặc biệt trong số đó có cả thủ tục hành chính cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ‘nới lỏng’ một số quy định về môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn tới 25 điểm chồng chéo trong quá trình thay đổi thủ tục hành chính. Thêm vào đó, ban hành văn bản mới đồng nghĩa với việc phải hủy văn bản cũ, khiến cho quá trình theo dõi và đồng bộ hóa văn bản và quy trình gặp nhiều trở ngại và không đạt hiệu quả tối đa.

Tham gia ý kiến tại cuộc họp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu đồng ý với mục tiêu đến 2025 phải cắt giảm ít nhất 20% văn bản và chi phí tuân thủ thủ tục.

Ông Hiếu lập luận, việc bãi bỏ hoàn toàn cả văn bản thì không tranh cãi gì nhiều, các nước cũng làm như vậy nhưng phải tính đến tính khả thi, thực chất, Chỉ kiểm soát không thống kê việc sửa đổi thì rất dễ bị vượt qua rào cản, vì có khi Bộ, ngành chỉ sửa 1 chữ trong văn bản xong cũng tính là cắt giảm.

Ông Hiếu tán thành với ý kiến bãi bỏ các văn bản và thủ tục hành chính mang tính rườm rà, nhất là trong bối cảnh các quốc gia xung quanh cũng đang thay đổi với phương phá tương tự. Nhưng ông nhấn mạnh về tính khả thi của phương án khi trên thực tế có rất nhiều cơ qua có thể vượt qua rào cản, khi Bộ, ngành chỉ sửa 1 chữ trong văn bản xong cũng tính là cắt giảm.

Advertisements

Theo Phó Viện trưởng CIEM, có rất nhiều các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, không phải là điều kiện kinh doanh, cũng không phải là kiểm tra chuyên ngành nhưng đó là một loạt các quy định khác tạo ra rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Quyết tâm cải cách lần này của Chính phủ kỳ vọng lớn về việc cắt giảm chi phí.

Phó Viện trưởng CIEM cũng cho biết, có rất nhiều các quy định đang là hòn đá tảng chi phí cho doanh nghiệp khi bước vào hoạt động. Với lần cải cách này, Chính phủ kỳ vọng rất lớn về việc cắt giảm chi phí, tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nguồn: Dân Trí

Việt Nam
Click to comment

Leave a Reply

Thaiger Việt Nam

Cổng thông tin phát triển nhanh nhất của Việt Nam với những tin tức nóng hổi hàng ngày trên toàn quốc.

Related Articles

Leave a Reply